Nông trường I

Đ/C: TT Lộc Ninh - Huyện Lộc Ninh - Tỉnh BP

Tổng số CB CNV: 309 người
Diện tích vườn cây: 2.450,85 ha
Diện tích cao su khai thác: 1.636,27 ha
Diện tích KTCB, TC-TM: 674,86 ha
Diện tích keo lai, cây rừng: 139,72 ha
Tổng số đơn vị trực thuộc : 16 tổ (14 tổ khai thác và 02 tổ KTCB)
     Nông trường I hiện đang quản lý diện tích vườn cây cao su là 2.450,85 ha. Diện tích vườn cây của nông trường trải dài trên 5 xã và 1 thị trấn, địa bàn quản lý hết sức phức tạp, vườn cây không liên kết nằm đan xen với khu vực dân cư, tiếp giáp với 5 sóc đồng bào dân tôc nên công tác quản lý, bảo vệ sản phẩm, vật tư gặp nhiều khó khăn. Năm 2009, nông trường địa bàn tình hình an ninh trật tự phức tạp nhất trong công ty, đồng bào dân tộc thường xuyên lên lô trộm mủ gây khó khăn trong công tác quản lý của nông trường, làm hao hụt sản phẩm.

     Đứng trước tình hình đó, ban Giám đốc nông trường đã cùng với đoàn thể làm việc với địa phương nhằm chấn chỉnh tình hình. Nông trường đã định hướng sắp xếp lại nhân sự và tập trung vào công tác bảo vệ sản phẩm. Từ năm 2010 đến nay công tác bảo vệ sản phẩm đã đi vào ổn định. Lãnh đạo nông trường đã thực hiện nhiều biện pháp như: tạo công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc. Như trước đây bà con đồng bào xin nghĩ làm công nhân do giá mủ thấp thì đã được nông trường tạo điều kiện cho họ làm việc lại. Ngoài ra còn cho họ trồng xen canh cây lúa để nâng cao thu nhập, động viên, huy động bà con vào làm công nhân trồng mới, chăm sóc. Nông trường luôn quan tâm đến các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc trong sắp xếp bố trí lao động, tạo công ăn việc làm. Nhờ vậy đã ổn định được tình hình, bà con không còn lên lô trộm cắp mủ.

     Công tác bảo vệ cũng được nông trường thực hiện chặt chẽ, tổng số bảo vệ được phân bổ trên khắp các diện tích vườn cây, diện tích lớn thì bố trí 16 bảo vệ, diện tích nhỏ thì 09 bảo vệ. Anh em bảo vệ từ tổ, đội đều trực 24/24 ngoài vườn cây. Anh em còn được hỗ trợ tiền xăng 150.000đ/người, tổ trưởng, tổ trưởng bảo vệ thì được 150.000đ/người. Đây là động lực giúp cho bảo vệ và cán bộ quản lý yên tâm hơn trong công tác, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao trong mọi hoàn cảnh khó khăn. Nông trường đã chỉ đạo đối với lực lượng bảo vệ và cán bộ quản lý trong công tác bảo vệ sản phẩm luôn với phương châm lấy phòng là chính, đồng thời phối hợp thật tốt với chính quyền địa phương các cấp, nhất là UBND, công an xã và thị trấn Lộc Ninh nhằm giải quyết tốt khi có vụ việc xảy ra.

     Nông trường cũng ký kết quy chế phối hợp với 05 xã và 01 TT về an ninh trật tự, bảo vệ sản phẩm, kết nghĩa với đồn biên phòng 805 (Đồn Tà Nốt), hằng tháng đều họp giao ban, đánh giá tình hình về thông tin ngoại biên, nội biên, công tác phối hợp được thực hiện tốt, không kể ngày đêm. Nhờ vậy nông trường thường xuyên được công ty đánh giá cao trong công tác bảo vệ sản phẩm. Những việc làm thiết thực trên đã giúp cho nông trường từ một đơn vị luôn là điểm nóng của công ty về công tác bảo vệ sản phẩm và an ninh trật tự nhưng đến nay là đơn vị ổn định nhất công ty.