Nông trường III

     Đ/C : Ấp 6 Xã Lộc Thuận - Huyện Lộc Ninh - Tỉnh Bình Phước
     Tổng số CB CNV: 273 người
     Diện tích vườn cây: 1.583,85 ha,
     Diện tích cao su khai thác: 1.084,71 ha, KTCB, TC-TM: 499,14 ha
     Tổng số tổ trực thuộc: 11 tổ (07 tổ khai thác và 04 tổ KTCB)

     Nông trường III có tiền thân là Nông trường Lộc Khánh (bao gồm Lộc Khánh A, Lộc Khánh B) được thành lập năm 1984. Đến năm 1988 chuyển thành đội 8 (trong đó bao gồm 8A, 8B, 8C) trực thuộc công ty. Tới ngày 1/1/1999 chuyển lên Nông trường và lấy tên là Nông trường III cho tới nay.

     Hiện nông trường III đang quản lý 1.583,85 ha cao su trải dài trên 4 xã và 1 thị trấn từ TT Lộc Ninh đến cuối xã Lộc Khánh. Vị trí địa hình vườn cây nghiêng, đồi dốc phần lớn đan xen với khu dân cư, điều này khi mới thành lập nông trường đã gặp không ít trở ngại trong công tác khai hoang trồng mới song song với công tác khai thác, bảo vệ mủ. Với tinh thần vượt khó đi lên nhằm xây dựng đơn vị vững mạnh như khát vọng của toàn thể CB CNV. Ngày nay, điều dễ nhận thấy ở nông trường III là một màu xanh ngút ngàn cây cao su trải dài trên địa bàn 4 xã, 1 thị trấn không chỉ giải quyết việc làm cho 273 lao động (trong đó có 28 lao động là người dân tộc S’Tiêng) mà còn chăm lo đời sống công nhân ngày một ổn định và nâng cao, tiền lương năm sau cao hơn năm trước. Để đạt được sản lượng mủ cao bao gồm nhiều yếu tố, trong đó việc giữ được mủ là điều quan trọng, xác định rõ điều này, ban lãnh đạo nông trường làm tốt trong việt kết hợp cùng chính quyền địa phương truy quét nạn trộm cắp mủ, giữ vững trật tự trên địa bàn địa phương. Nhờ vậy nạn trộm cắp mủ được hạn chế ở mức thấp nhất. Trong những năm gần đây, nông trường luôn được chọn là nông trườn xuất sắc toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động. Từ năm 2006 đến nay, năng suất vườn cây của nông trường luôn đạt trên 2 tấn/ha. Bên cạnh đó công tác đoàn thể phát huy được thế mạnh của đơn vị và được Tỉnh, Công ty đánh giá là đơn vị tiêu biểu. Đảng bộ nông trường luôn được công nhận là đơn vị trong sạch, vững mạnh. Công đoàn được Liên đoàn Lao động Tỉnh Bình Phước, Công đoàn CSVN tặng bằng khen…

     Để đạt được thành quả trên, Nông trường đã thực hiện liên tục và bài bản việc củng cố và duy trì được sự thống nhất cao trong công tác quản lý, điều hành sản xuất, nội bộ gắn bó đoàn kết, thu nhập tiền lương được duy trì ở mức cao, công khai tạo đòn bẩy kích thích CB CNV thi đua lao động sản xuất đạt hiệu quả cao. Các phong trào thi đua được duy trì thường xuyên và nâng cao cả chiều rộng và chiều sâu gồm các phong trào như luyện thi tay nghề, hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng, đảm bảo chất lượng mủ nguyên liệu, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Phong trào thi đua tuyên truyền rộng rãi tới người lao động được hưởng ứng tích cực, Ban chỉ huy các đơn vị phối hợp cùng đoàn thể có các biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra, xây dựng tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến làm nòng cốt thúc đẩy phong trào… có thể nói đây là một trong những nguyên nhân giúp nông trường trong những năm qua luôn hoàn thành kế hoạch công ty giao, giữ vững là đơn vị có năng suất bình quân 2 tấn/ha.